Menu Đóng
22/09/2021

Hướng dẫn tự xây dựng 1 hồ cá Koi sân vườn

Qua quá trình hoạt động thì Luna Koi đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến thiết kế hồ cá Koi như cần chuẩn bị những gì? Xây hồ Koi như thế nào để có thể tạo được môi trường nước tốt nhất cho Koi? Hôm nay, Luna Koi xin được chia sẽ với các bạn cách để có thể tự mình xây dựng 1 hồ cá Koi cơ bản dành cho những bạn nào có ý định bắt đầu làm một hồ cá Koi cho nhà mình.

Tham khảo thêm:

Bước 1: Phác thảo hồ cá Koi

Bản phác thảo hồ Koi phải bao gồm:

- Chiều dài, rộng, cao và hình dạng của hồ Koi.

- Hệ thống đường ống.

- Không gian để đặt bộ lọc.

- Bố trí tiểu cảnh (Cây, đá,...).

Bản phác thảo một hồ cá Koi sân vườn đơn giản

Bước 2: Chuẩn bị một số vật dụng quan trọng để xây dựng hồ cá Koi

- Tấm lót đáy hồ (Bằng nhựa PVC hoặc HDPE) trong trường hợp bạn muốn trải bạt thay vì xây gạch hay đổ betong.

- Tiểu cảnh trang trí xung quanh hồ Koi.

- Hệ thống lọc nước: vật liệu lọc, máy bơm, máy thổi khí oxy, đèn UV diệt tảo, các sản phẩm xử lí nước.

- Dụng cụ để đào hồ.

- Vật liệu xây dựng đầy đủ.

Bước 3: Đi đường ống cho hồ Koi

Hệ thống đường ống cho hồ Koi bao gồm 2 phần: phần 1: ống hút nước từ hồ chảy vào bộ lọc và phần 2: ống đưa nước từ máy bơm trong bộ lọc trả về hồ.

Phần 1: chia làm 3 loại: là ống hút đáy và ống hút mặt, hút lửng.

Phần 2: chia làm 2 loại: là đường ống thổi luồng trong hồ và đường nước lên thác nước hoặc giàn mưa bakki shower (nếu có).

Chi tiết cách đi đường ống hồ cá Koi tham khảo tại đây.

Bước 4: Tạo hình dáng hồ cá koi theo ý muốn

Dọn cỏ sạch sẽ, xác định diện tích và độ sâu cần thiết cho hồ Koi để mua vật liệu xây dựng hợp lí. Độ sâu nước tối thiểu để nuôi cá Koi là 60cm do chúng là loài cá ưa mát. Mùa hè ở Việt Nam khá nóng nếu quá nông nhiệt độ nước sẽ cao gây stress cho cá. Hãy xây thành bể cao tối thiểu 60cm và đặt đầu lọc váng mặt (hút mặt) thấp hơn thành bể để vừa đủ mặt nước tràn vào trong ống. Và độ sâu tối ưu nhất cho hồ cá Koi được cá nhà lai tạo Koi Nhật khuyên là 1,6m, để cá Koi có thể phát triễn tối đa về kích thước. Tuy nhiên hồ càng sâu, càng lớn thì việc sử lý nước cho trong vắt là cực khó, yêu cầu bộ lọc phải thật chuẩn.

Xây tạo dáng thành hồ cá Koi theo bản phác thảo đã chuẩn bị sẵn, bạn có thể chừa sẵn không gian như hình bậc thang ở dọc thành hồ cá như ở hình bên dưới để bố trí đá và cây cảnh trang trí nhằm che phủ đi thành betong của hồ và tạo cảnh tự nhiên cho hồ cá Koi sân vườn.

Tiếp theo bạn đổ betong đáy bằng mặt của ống hút sàn (hút đáy). Lưu ý bạn nên đổ tạo dốc từ thành bể về hố lọc sàn để phân cá và cặn bể sẽ trôi về đó hiệu quả.

Đổ betong phần đáy hồ & thác nước: Phải đổ betong đáy hồ và thác nước để đảm bảo kết cấu của hồ được vững chắc. Tùy hồ sâu hay cạn, lớn hay bé mà bạn quyết định là thành hồ sẽ xây tường gạch hay là đổ betong nguyên khối với đáy hồ luôn. Nhưng phải tính toán kỹ với kỹ sư xây dựng (nếu có) để đảm bảo tính chịu lực tốt nhất cho hồ trong thời gian dài, không bị sụp lún, gãy nứt hồ. Đối với những vùng đất có địa chất đất mềm yếu thì phải đóng cừ giống như bạn đang làm móng nhà vậy.

Bước 5: Chống thấm cho hồ cá Koi

Chống thấm rất quan trọng trong việc xây dựng hồ cá Koi yêu cầu người thực hiện nắm rõ loại sơn nào được phép sử dụng để sử dụng cho hồ nuôi cá Koi cũng như quy trình sơn chuẩn. Do đó Luna Koi Farm xin chia sẽ 3 phương pháp phổ biến và hiệu quả cho các Koi Kichi có ý định xây dựng hồ Koi. Tham khảo chi tiết tại đây.

Bước 6: Xây dựng bộ lọc cho hồ cá Koi

Một bước cực kì quan trọng quyết định chất lượng nước của hồ. Thông thường bộ lọc hồ cá Koi sẽ được xây dựng cạnh bên hồ để việc đi đường ống dễ dàng, nhưng trong một số điều kiện về diện tích hoặc thẩm mỹ mà bộ lọc hồ cá Koi sẽ được đặt ở xa hồ, việc đi đường ống sẽ khó khăn hơn nhưng vẫn làm được.

Ngăn lọc được xây ở vị trí các đầu ống nước hút đáy và hút mặt đổ về. Kích thước bộ lọc hồ cá Koi thông thường sẽ bằng ít nhất 1/3 so với thể tích của hồ cá. Và kích thước tối ưu là bằng 1/2. Thật sự thì bộ lọc càng lớn thì chất lượng nước sẽ càng cao vì có đủ không gian để xử lí chất thải từ hồ. Và ở mỗi vách ngăn của ngăn lọc bạn hãy để những lỗ tràn nước sang ngăn lọc tiếp theo.

Chú ý là mặt đáy bể chính và ngăn lọc bằng nhau hoặc ngăn lọc có thể thấp hơn bể chính.

Bộ lọc hồ cá Koi thường chia làm 3-4 ngăn. Trong đó:

Ngăn 1: ngăn lắng.

Ngăn 2-3: ngăn lọc vi sinh.

Ngăn 4: ngăn bơm và đặt đèn UV xử lí tảo.

Chi tiết về cách thiết kế bộ lọc hồ cá Koi tại đây.

Bước 7: Vật tư cho bộ lọc hồ cá Koi

Bao gồm: vật liệu lọc nước, máy bơm, máy thổi khí oxy, đèn UV diệt tảo, các sản phẩm xử lí nước.

* Vật liệu lọc nước cho hồ cá Koi: sẽ tương ứng với từng ngăn lọc. Và được chia làm 2 loại: vật liệu lọc cơ học và sinh học.

- Vật liệu lọc cơ học: ví dụ như chổi lọc có tác dụng như 1 tấm màng giúp chặn phân cặn ở lại hộp lọc, không quay trở lại hồ.

- Vật liệu lọc sinh học: có nhiều dạng như dạng tĩnh (Jmat, sứ lọc...), dạng động (Kaldnes, Biochip...), nhưng có chung 1 tác dụng đó là nơi trú ẩn cho các vi sinh vật sống và xử lí các chất độc sinh học trong hồ. Nhờ đó tạo nên môi trường sống tốt nhất cho cá, giúp nước trong vắt mà hạn chế số lần thay nước.

Tham khảo thêm Các loại vật liệu lọc phổ biến hiện nay cho hồ cá Koi tại đây.

* Máy bơm: Tham khảo thêm Cách lựa chọn máy bơm cho hồ cá Koi tại đây.

* Máy thổi khí oxy: dùng để cung cấp khí cho cá và vi sinh trong hộp lọc sống và phát triễn.

* Đèn UV: rất cần thiết đối với hồ Koi ngoài trời, dùng để diệt tảo xanh trong nước, nguyên nhân chính khiến nước bị màu xanh, đục lợn cợn.

Tham khảo thêm Hướng dẫn lựa chọn thiết bị cho hồ Koi tại đây.

vật liệu lọc hồ cá koi

* Các sản phẩm xử lí nước: hỗ trợ tối đa trong quá trình vận hành hồ và chăm sóc cá Koi.

Tham khảo thêm về Những thứ thiết yếu cần phải có khi nuôi Koi tại đây.

thuốc men phòng trị bệnh cá koi

Bước 8: Trang trí hồ cá Koi với cây cảnh và đá trang trí

Sau khi hoàn tất công việc sắp đặt hồ, đây là khâu để bạn có thể thỏa sức thiết kế hồ cá Koi của mình. Đầu tiên chúng ta nên sắp xếp những viên đá to tạo layout trước. Sau đó đặt những viên đá nhỏ xung quanh những viên đá lớn để tạo độ dốc hướng xuống hồ koi, bước này tùy ý bạn sáng tạo nhé, bạn có thể bố trí một số tảng đá lớn chìa ra và trồng một số cây cảnh có thể sống trên hòn non bộ tạo bóng mát cho cá Koi. Tham khảo thêm về Các loại cây thích hợp trồng xung quanh hồ cá Koi sân vườn tại đây.

Bước 9: Xử lí hồ cá Koi mới xây xong

Sau khi hoàn tất mọi công việc, bây giờ bạn bơm nước vào đầy hồ và bật cho máy lọc nước chạy khoảng 1 tuần. Và chuẩn bị đến phần: Xử lí hồ cá Koi mới xây xong như thế nào? Tại đây.

Để có thể thật sự làm một hồ cá Koi hoàn chỉnh thì cần rất nhiều công đoạn khác nhau vì thế Luna Koi xin cung cấp thêm cho các bạn Những câu hỏi thường gặp khi xây dựng hồ cá Koi.

Nếu gặp khó khăn hãy gọi ngay cho chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ: Hotline 0941.66.99.16 | Zalo 0839.97.98.99 (Đặng Quang Trung)

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon
zalo