Menu Đóng
03/09/2021

Giao mùa, đổi mùa thời điểm bùng phát dịch bệnh cá Koi

Thời điểm chuyển sang mùa mưa là lúc dịch bệnh thường bùng phát. Đặc biệt nghiêm trọng gây tổn thất lớn là NẤM MANG và KÍ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO. Ngoài ra còn một số dạng nhiễm khuẩn hình nấm ít gặp khác (mình sẽ đề cập sau) 
Các bạn nên xem tham khảo bài này để nhận biết rõ các loại bệnh để dùng thuốc cho đúng, tránh dùng nhầm thuốc mất thời gian vàng cứu chữa cá.

bệnh nấm mang cá koi

Nấm mang

Rất khó nhận ra dấu hiệu nếu không có kinh nghiệm bởi vì triệu chứng của nó nhỏ và thưa, thông thường biểu hiện ban đầu của bệnh là mang cá phập phồng, hơi lờ đờ, có thể bỏ ăn hoặc không, ngoài ra thì cá hoạt động bơi lội bình thường. Chỉ đến khi có cá chết vạch mang ra xem thì mới biết chính xác. Bệnh này đã có thuốc trị và Luna Koi CŨNG KHÔNG DÙNG CLORAMIN T mà dùng loại khác có hoạt lực mạnh hơn rất nhiều (liều dùng là 1g / 5.5 khối nước so với Cloramin T 5-7g / khối nước), tiết kiệm hơn, rẻ hơn. Có hiệu quả hay không các bạn cứ thử 1 lần thì sẽ rõ. Tuy có thuốc khắc chế nhưng hậu quả của hồ cá bị nhiễm nấm mang vẫn vô cùng lớn vì cho dù đã đánh đủ liều thuốc mà phát hiện bệnh quá trễ, lúc này các tơ mang đã bị nấm phá huỷ hết rồi thì không làm cách gì cứu được. Chỉ có thể cứu được những em mới bị hoặc bị nhẹ thôi. Chính vì vậy phòng bệnh hoặc dùng thuốc định kì vẫn là biện pháp tốt nhất phòng tránh bệnh nguy hiểm này. 

ký sinh trùng đơn bào cá koi

Ký sinh trùng đơn bào (trùng bánh xe, trùng quả dưa, nấm thủy mi ...)

Nó phát bệnh rất nhanh và dồn dập, cá đỏ mình, ngứa mình, cạ liếc hoặc nhảy lên mặt nước, nấm mảng hoặc li ti toàn thân, khô nhớt hay gọi là tuột nhớt mạnh, lờ đờ bỏ ăn và chết nhanh, kèm với đó là tốc độ lây lan cũng cực nhanh. May mắn là loại này bạo phát cũng bạo tàn và đã có thuốc đặc trị, nếu đúng bệnh thì chỉ cần đúng 1 liều là bạn sẽ thấy cá đỡ hơn 80%, bắt đầu lanh lợi, đòi ăn trở lại, nhưng tốt nhất vẫn nên đánh đủ 3 liều để dứt điểm mầm bệnh trong hồ và hộp lọc. 

Dấu hiệu bệnh của Ký sinh đơn bào khác xa so với nhiễm sán hay trùng mỏ neo và rận, những bệnh này tuy cũng là ký sinh nhưng nó sẽ phát bệnh từ từ, cá có ngứa ngái cạ liếc nhưng thưa nhẹ và vẫn ăn uống bình thường. Trừ phi ký sinh đã sinh sôi nảy nở quá nhiều trên cơ thể trong 1 thời gian dài thì mới thấy biểu hiện khó chịu của cá rõ rệt thôi. 

Trường hợp một số bạn lầm tưởng dấu hiệu đỏ mình đó là của nhiễm khuẩn, đương nhiên cũng có trường hợp nhiễm khuẩn thật hoặc thậm chí cả 2, nhưng nếu có kèm theo nấm, ngứa ngái, cạ liếc, tuột nhớt mạnh và lây lan nhanh thì hãy nghĩ ngay đến Ký sinh trùng đơn bào và đánh ít nhất 1-2 liều thuốc để tiêu diệt bọn nó trước. Nếu sau 1 liều cá lanh lại tức là đúng bệnh thì tiếp tục điều trị đủ 3 liều. Còn trường hợp sau 2 liều mà cá vẫn đỏ mình thì nghĩa là cá đã nhiễm khuẩn nặng và cũng loại trừ luôn nguy cơ bị nhiễm khí sinh đơn bào, lúc này điều trị kháng sinh tích cực sẽ cứu được cá.

 

ĐÃ CÓ SẴN THUỐC ĐẶC TRỊ, THAM KHẢO THÊM TẠI ĐÂY

Đặc trị nhiễm khuẩn:

https://www.lunakoi.vn/galatine-thuoc-tri-lo-loet-do-minh-do-nhiem-khuan-ca-koi

Đặc trị kí sinh trùng đơn bào:

https://www.lunakoi.vn/cx247-chuyen-tri-ngua-minh-do-minh-ca-koi

Đặc trị nấm mang:

https://www.lunakoi.vn/thuoc-dac-tri-nam-mang-ca-koi

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon
zalo